Something about me

header ads

GS nhậu với cựu SV

Đang phải làm về mô hình cân bằng chung, vô tình đọc được bài về một mô hình kinh tế rất hay và thú vị trên Kinh tế gia Việt Nam, post lên đây cho vui.

Tôi sẽ trình bày dưới đây ý tưởng một mô hình mà tôi hy vọng ngày nào đó sẽ thắng giải Nobel kinh tế. Thực ra tôi chỉ noi gương Paul Krugman thôi, khi ông quan sát hiện thực thương mại thế giới khác với mô hình hiện tại lúc đó và xây dựng một mô hình đơn giản để giải thích hiện thực này.

Hiện thực tôi quan sát được là như thế này: rất nhiều các giáo sư đại học sẵn lòng đi nhậu với các cựu sinh viên thành đạt và ngược lại. Tôi định nghĩa các cựu sinh viên thành đạt là những người có thể đang làm giám đốc các công ty tư nhân lớn và bé, các trưởng phòng hay hơn thế nữa trong các sở ban ngành, hoặc các người tự cho mình là đại gia hay thiếu gia.

Mô hình kinh tế về hành vi cá nhân hiện tại là các cá nhân ra quyết định tối đa hóa phúc lợi cá nhân của mình, mà phúc lợi cá nhân được đo bằng tiêu dùng và cách sử dụng thời gian của người đó.

Vấn đề từ quan sát trên là: thời gian của các giáo sư là vàng ngọc, thời gian của các cựu sinh viên thành đạt cũng cỡ kim cương. Mối quan hệ giữa họ thường là không khắng khít như cha - con, hay thủ trưởng – lính, hay bạn thân hay vợ - chồng, nghĩa là khó có thể giành vàng ngọc cho nhau. Vì là cựu sinh viên nên các sinh viên chẳng có gì để nhờ vả các thầy. Vì các thầy hoạt động trong lĩnh vực học thuật nên cũng ít có gì liên quan đến các cựu sinh viên kia. Vậy tại sao họ lại đi nhậu với nhau thường xuyên?

Giả thuyết nghiên cứu của tôi là:

H0: Các giáo sư không có động lực đi nhậu với các cựu sinh viên thành đạt và ngược lại.
H1: Các giáo sư bất lực trong khoa học sẽ thường xuyên đi nhậu với cựu sinh viên thành đạt.
H2: Các cựu sinh viên thành đạt sẽ thường xuyên mời các giáo sư đi nhậu.

Giả thuyết H1 và H2 sẽ được chấp nhận bằng các giải thích tâm lý xã hội học định tính sau đây:

- Các giáo sư bất lực trong khoa học thường không đầu tư thời gian vào nghiên cứu, đọc sách vở. Nói chung họ không thấy hứng thứ và có năng lực để làm việc đó (nhưng đừng hỏi tôi thế tại sao họ lại thành giáo sư, điều này thuộc phạm trù khác mất rồi). Tuy nhiên họ vẫn mang danh giáo sư, người là được xã hội trọng vọng và đánh giá rất cao. Họ rất cần được thấy xã hội trọng vọng. Tuy nhiên họ không tìm thấy điều này trong môi trường học thuật, trong các hội thảo khoa học, hay ngay trên lớp học họ giảng dạy. Đồng nghiệp và sinh viên biết thừa trình độ thật của họ, và ánh mắt của họ không phải là cái mà các giáo sư này mong muốn.

Cứ thử tưởng tượng một cảnh khác mà xem: trong một quán ăn sang trọng, giáo sư nhà ta trịnh trọng bước đến một cái bàn toàn những người ăn mặc lịch lãm, anh học trò cũ lật đật bước đến khúm núm bắt bằng 2 tay và giới thiệu với mọi người trong bàn đây là giáo sư X của đại học Y, là thầy ruột của tôi đây. Mọi ánh mắt ngưỡng mộ hướng về giáo sư. Giáo sư ta thì có vẻ khiêm tốn xua tay ấy ấy các bạn cứ tự nhiên v.v. Ôi những giây phút đó mới hạnh phúc làm sao, mọi người kính nể ta.

- Các cựu sinh viên thành đạt có hầu như mọi thứ rồi: tiền, xe, nhà, vợ con đẹp đẽ và cả quyền lực. Họ chỉ thiếu chút ít: thiếu cái hàm lượng trí thức, cái phong cách trí thức. Một bàn nhậu toàn là nhân vật của tiền bạc và em út thì cũng thường thôi. Bàn nhậu thời đại mới phải có hàm lượng trí thức, chủ nhân của nó phải có liên hệ gì đó với trí thức chứ. Sự hiện diện của một giáo sư đại học quả là mảnh ráp hoàn hảo.

Bây giờ tôi sẽ trình bày các ý trên bằng mô hình kinh tế học. Mô hình tôi sử dụng là mô hình tôi mượn ý tưởng của Levitt and List (2007) như sau (có phát minh nào xuất phát từ zero đâu? Các mô hình kinh tế được giải Nobel cũng đều được phát triển từ một mô hình có sẵn nào đó):

Ui(a,v,k,n,s) = Wi(a,v,k) + Mi(a,v,k,n,s)

Một giáo sư i sẽ phải chọn lựa có thực hiện một hành động a (đi nhậu với cựu sinh viên thành đạt) hay không để tối đa hóa phúc lợi U của mình. Chọn lựa này sẽ tác động đến phúc lợi của giáo sư thông qua 2 kênh.

Kênh thứ nhất là phúc lợi tính được bằng vật chất W. Phúc lợi vật chất của giáo sư tăng khi giáo sư được ăn nhậu một lượng v (có thể hiểu là trị giá của bữa ăn), tuy nhiên sẽ giảm do giáo sư phải hy sinh một khoảng thời gian k cho việc nghiên cứu viết bài hay giảng dạy của mình (chẳng hạn giáo sư không đi nhậu buổi đấy mà đi dạy thì sẽ được 300.000 đồng). Giá trị biên sẽ là Wk (dW/dk).

Kênh thứ hai là phúc lợi về mặt tinh thần, không quy ra tiền được M. Cái phúc lợi tinh thần này có thể dương hoặc âm khi thực hiện hành động a ( ấy là đi nhậu). Chẳng hạn khi giáo sự ăn một lượng thịt uống một lượng rượu v mà được trả tiền từ một tay lạ hoắc (mặc dù là học trò cũ), thì cũng có thể bị mang tiếng là “giáo sư rượu thịt” nên cũng có thể gây buồn lòng đôi chút do đó làm giảm M. Khoảng thời gian k tại bàn nhậu cũng có thể đem lại cho giáo sư một cảm giác sảng khoái đê mê từ những cái nhìn kính cẩn dạ dạ thưa thưa của các doanh nhân kiều nữ trong bàn nhậu, do vậy sẽ làm tăng M với giá trị biên sẽ là Mk (dM/dk). Phúc lợi tinh thần của giáo sư cũng có thể tăng chút ít tùy thuộc vào giá trị s, là số người tại bàn nhậu hoặc cũng có thể là sự thành đạt của cựu học trò của giáo sư. Nghĩa là càng nhiều người ngắm nhìn thì giáo sư càng thỏa mãn, hoặc người mời mình chức càng to thì càng vui. Một yếu tố cuối cùng, n, là vinh quang tinh thần giáo sư đạt được nếu đầu tư thời gian cho khoa học và thành công. Giá trị biên của nó sẽ là Mn.

Cần nhớ là ở đây tôi giả định hàm phúc lợi U là một hàm có thể phân chia rạch ròi giữa phúc lợi tinh thần M và phúc lợi vật chất W (additive seperability). Từ 2 kênh trên, chúng ta có thể thấy ngay là giáo sư buộc phải đánh đổi (trade off) giữa vật chất (chủ yếu là Wk) và tinh thần (chủ yếu là Mk và Mn) cho đến khi điểm cân bằng được thiết lập.

Giả thuyết H0 sẽ được chấp nhận bởi vì thông thường Wk + Mn > Mk.

Tuy nhiên vấn đề là ở chỗ trong thực tế Wk quá thấp và cơ hội để đạt được Mn quá thấp, trong khi Mk lại có thể cao ở một mức hấp dẫn.

Cho nên giáo sư tối đa hóa phúc lợi bằng cách thường xuyên đi nhậu với các cựu sinh viên thành đạt. Phân tích tương tự với hành vi của các cựu sinh viên thành đạt.

Ở trên tôi chỉ trình bày mô hình tổng quát và các suy luận đơn giản từ mô hình này. Có thời gian hơn, tôi sẽ triển khai tìm điểm cân bằng tôi đề cập ở trên một cách khoa học hơn, dùng công cụ toán học. Hay bạn nào rảnh thì viết tiếp với tôi phần này, tôi hứa trong bữa tiệc nhận giải Nobel, trong lời diễn từ, bạn sẽ là người tôi cảm ơn đầu tiên?

Tài liệu tham khảo

Levitt, S and J. List (2007) What Do Laboratory Experiments Measuring Social Preferences Reveal About the Real World? Journal of Economic Perspectives 21(2) 153–174.

Post a Comment

2 Comments

  1. Giả định về tính không phụ thuộc lẫn nhau giữa Wi và Mi có vẻ là phi lôgic.

    Trên thực tế là giữa 2 giá trị này luôn có mối liên hệ thông qua một hàm tương quan, hàm đó có thể là tuyến tính hay phi tuyến tính, cũng có thể sự phụ thuộc rơi vào tính tương hỗ theo một hàm xác xuất có phân bố nào đó.

    Ví dụ, nếu giáo sư đi nhậu, chơi G cùng với cựu sinh viên, đương nhiên là giá trị tinh thần M sẽ có thể tăng, giáo sư có thể làm việc hăng say hơn và cuối cùng là phúc lợi U của giáo sư cũng tăng lên. Tuy nhiên đó chỉ là một giả thiết mà trên thực tế là điều mong muốn thôi. Có những trường hợp phản tác dụng, ví dụ như giáo sư quên không mang theo bao cao su, thì tác hại sẽ là to lớn đối với thế hệ sinh viên nữ trong trường.

    Kết luận lại ở điểm trên, hàm U không thể là phép cộng giữa W và M. Mà hàm U nên là một hàm xác xuất có 2 biến W và M. Do đó việc chúng ta cần làm là tìm mối liên hệ bằng toán học để biểu diễn U thông qua W và M.

    Chúng ta có thể giả định hàm U tuân theo qui luật của phân bổ xác xuất theo phân bố nào đó. Cái này thì học giả Diện thú cần phải nghiên cứu sâu hơn. he he.

    Sau khi lựa chọn được hàm phân bố xác xuất rồi thì việc tiếp theo là kiểm chứng lại hàm đó thông qua các phép toán hồi qui, dựa trên các số liệu điều tra thực tế. CHẳng hạn giáo sư Koba trong 1 năm đi lên Sinjiuku bao lần, và mỗi lần về thì sáng hôm sau có lên Lab đúng giờ không, hay mặt tươi tỉnh hay cau có.

    ReplyDelete
  2. Đúng là Dr. Catfish pro rồi!

    Bro làm quả comment công phu vãi hàng. Các giả thiết bro đặt ra đúng là có khả năng xảy ra rất cao, tuy nhiên để bài toán trở nên đơn giản thì sẽ không tính đến các sơ suất về việc quên BCS. Sự cố thủng hoặc "giật mình" vì tuột cũng vậy, nhiều khi nó nằm ngoài tầm kiểm soát của GS. Lúc ấy có khi lại phải thêm một exogenous variable về các gọi là hành vi của nữ sinh ấy chứ!

    ReplyDelete