Something about me

header ads

#6. DAVID BOWIE AND JAPANOPHILE


Japanophile hay “thân Nhật Bản” được bắt đầu ở châu Âu vào khoảng cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19 trước khi Nhật Bản bắt đầu mở rộng giao thương với nước ngoài.



Trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 20, một số nhà văn người Anh đã khen ngợi Nhật Bản. Năm 1904, trong một dẫn chứng minh họa, Beatrice Webb đã mô tả Nhật Bản như một "vì tinh tú đang trỗi dậy của nhân loại về sự giác ngộ và tự kiểm soát", ca tụng "chủ nghĩa tập thể cách tân" của người Nhật, những hoạch định "kỳ lạ" và sự "cởi mở - sẵn sàng tiếp thu cái mới" của sự "soi sáng tầng lớp tinh hoa có trình độ". H. G. Wells tương tự cũng đặt tên cho tầng lớp tinh hoa trong A Modern Utopia của ông là "samurai".
Một phần hệ quả này đến từ việc suy giảm vị trí dẫn đầu của ngành công nghiệp Anh, cùng với sự trỗi dậy tương đối từ Nhật Bản và Đức. Đức được nhìn nhận như là mối đe dọa nghiêm trọng, nhưng Nhật Bản được xem là một đồng minh tiềm năng. Sau khi xuất bản cuốn sách "Great Japan: A Study of National Efficiency" năm 1906 của Alfred Stead, người Anh đã tìm ra sự hiệu quả như một giải pháp cho vấn đề về năng suất, các nhà học giả tại Anh đã nhìn nhận Nhật Bản như hình mẫu học tập hữu ích. Tuy nhiên, sự quan tâm này đã kết thúc cùng với chiến tranh thế giới thứ nhất.
Một trong những người Anh chịu ảnh hưởng sâu sắc của chủ nghĩa “thân Nhật Bản” là ngôi sao lập dị David Robert Jones, sau này được biết đến với cái tên David Bowie, các sáng tác của ông, đặc biệt trong thập niên 70 của thế kỉ XX, được coi là có tầm ảnh hưởng rộng lớn. Ông cũng được nhớ đến bởi chất giọng đặc biệt và chiều sâu tư duy trong sáng tác. Bowie được nhiều người biết đến là người viết và trình bày ca khúc “The Man Who Sold The World” và năm 1970, bản nhạc được nhiều rocker cover lại trong đó có Kurt Cobain của Nirvana.


Sự ảnh hưởng của Nhật Bản tới David Jones bắt đầu vào giữa những năm 1960, khi ông gặp họa sĩ biểu diễn đồng tính luyến ái Lindsay Kemp, người khi đó là giáo viên dạy vũ đạo tại London Dance Center. Với Kemp, âm nhạc của nhà soạn nhạc người Nhật Toru Takemitsu có ảnh hưởng rất lớn đến các sinh viên của ông đặc biệt là David Bowie, nhất là về loại hình Kabuki (1) của Nhật. Gặp Kemp là một nước ngoặt lớn trong cuộc đời và sự nghiệp của David Jones khi ông chính thức đổi tên thành David Bowie năm 1965.
Bowie bắt đầu hợp tác với Lindsay Kemp từ đó, người cũng thừa nhận ảnh hưởng mạnh mẽ của bộ phim câm "A Page of Madness" (1926) của đạo diễn người Nhật Teinosuke Kinugasa (Kinugasa 1896-1982, là một nhà làm phim tiên phong của Nhật, mất tại Kyoto năm 1982) tới sự nghiệp của mình. Những năm 1970s, khi nhà thiết kế thời trang Kansai Yamamoto, người Nhật đầu tiên có show diễn thời trang ở nước ngoài tại London với chủ đề được lấy cảm hứng từ Kabuki, Bowie bị ấn tượng với phong cách hoàn toàn mới lạ nên đã liên hệ với nhà thiết kế thông qua stylist Yasuko Takahashi. Bowie yêu cầu Yamamoto thiết kế trang phục cho chuyến lưu diễn năm 1973 tại Anh và tour diễn tại Mỹ sau đó.
Phong cách trang phục lấy cảm hứng từ kabuki xa lạ cho nhân vật sân khấu đầu thập niên 70 của Bowie thể hiện rất rõ từ bộ phim Ziggy Stardust nổi tiếng, cho tới bộ phim “The Man Who Fell to Earth,” của Nicolas Roeg năm 1976, trong đó Bowie vào vai một nhân vật ngoài hành tinh Jerome Newton.
Người Nhật có câu “Speech is silver but silence is golden.” Bowie cũng như vậy khi ông ẩn mình trong 10 năm kể từ năm 2003 sau một cơn đau tim. Sau đó trở lại vào đúng ngày sinh nhật 8/1/2013 với một albumn ấn tượng “The Next Day”. Tiếp sau đó là thành công vang dội của triển lãm bom tấn “Bowie is….” tại the Victoria and Albert Museum in London, được tổ chức đến tận tháng ngày 11/8 cùng năm, với toàn bộ số vé được bán hết online. Sau đó triển lãm còn được tổ chức tại 9 nước thu hút khoảng 1,6 triệu lượt khách.
Ngày 8/1/2017 tại Tokyo, triển lãm kéo dài 3 tháng nói về sự nghiệp của Bowie mà phần lớn chịu sự ảnh hưởng của văn hóa Nhật đã được tạp chí Asahi Shimbun tổ chức sau đúng một năm ngôi sao người anh ra đi ở tuổi 69 vì ung thư vào ngày 10/1/2016.
Ảnh:
Một số trang phục của Bowei được thiết kế bởi Kansai Yamamoto vào năm 1973 được trưng bày tại triển lãm “Bowie is” năm 2013 tại London.
Chân dung nhà thiết kế người Nhật Kansai Yamamoto, người từng nói quan hệ của mình với Bowie “went beyond nationalities, beyond gender”.


@archivu
David Bowie 8/1/1947 – 10/1/2016
#davidbowie #japanophile #kabuki #kansaiyamamoto #kyostory

Post a Comment

0 Comments